Đọc sách

Tập thể dục và đọc sách là 2 thói quen cơ bản tôi thường giới thiệu tới bạn bè, vì tôi thấy rằng ai cũng cần sức khỏe và kiến thức.

Nói về đọc sách, tôi đọc đều một vài năm nay, do đặc thù công việc làm quản lý, thế nhưng để trở thành “một thói quen không thể bỏ” thì chắc chỉ tính được 6 tháng. 

  • Tôi dành ít nhất 30 phút mỗi sáng để đọc sách, thường đi kèm 1 tách cafe.
  • Đọc chậm, suy nghĩ và ôn tập: cách đọc này khá chậm, thường sẽ khoảng 1 tháng/1 cuốn, nhưng bù lại nó hiểu quả hơn nhiều, giống với việc học hơn là đọc sách (cách đọc sách bạn có thể tham khảo qua cuốn “Học cách học”
  • Bởi đọc chậm nên tôi phải lựa sách kỹ hơn rất nhiều để đảm bảo: ít nhưng chất.

Bản chất kiến thức sẽ chạy theo dòng: lựa thông tin bên ngoài – ghi nhớ – hiểu “kiến thức” – ngộ “niềm tin”. Bạn có thể bám theo quy trình này để tối ưu cách đọc – học của mình. 

  1. Lựa thông tin: Làm sao để có thông tin đúng, giá trị, phù hợp? Có thể là sách, báo, tạp chí, hay đơn giản hơn là quan sát từ đời sống thường ngày.
  2. Ghi nhớ: Bạn cần biết phương pháp làm sao để ghi nhớ tốt nhất (nếu không ghi nhớ bạn làm sao để hiểu?)
  3. Hiểu: Phương pháp để biến thông tin biến thành kiến thức của mình?
  4. Ngộ: Suy ngẫm (và reflection) để đưa kiến thức vào 1 tầng khác tốt hơn – là tư duy và niềm tin. Một người biết kiến thức để làm một việc sẽ rất khác với một người thực sự có tư duy, niềm tin về vấn đề đó. Ngoài ra, một điều hay ho về “ngộ” – là việc tìm kiếm bản chất, quy luật tự nhiên – có những tầng kiến thức bên trong mà chúng ta đã có, chỉ là chờ đợi để bạn tìm ra thôi.
Mượn tạm bìa cuốn sách tôi mới đọc gần đây – Essentialism.
Rate this post
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments