Mình mới nghe được 1 bài nói chuyện trên podcast của Nir Eyal, một tác giả, đồng thời là giảng viên Marketing tại trường Stanford, nhắc đến khái niệm này.
Reactive work được hiểu là công việc mà chúng ta phải hoàn thành hàng ngày. Chúng ta reacting với những công việc phải làm, kiểm tra email, gọi điện thoại cho khách hàng, xử lý các vấn đề phát sinh…
Reflective work, là công việc phía sau đó, khoảng thời gian chúng lên kế hoạch, xem xét lại những gì đã làm, được và chưa được chỗ nào, có cách nào khác để làm tốt hơn không? Đây là việc khó khăn và không thoải mái với nhiều người nên thường bị bỏ qua.
Hầu hết mọi người chỉ dành thời gian cho reactive work, phản ứng lại với những công việc được giao. Điều nguy hiểm là điều đó làm chúng ta “đi quá nhanh”, dễ dàng bỏ qua những cơ hội để học hỏi từ trải nghiệm, dẫn đến việc lặp lại công việc như một thói quen và cuối cùng không có nhiều tiến bộ trong công việc. Có rất nhiều người bị chững lại sự phát triển trong công việc là vì thế.
Theo tác giả, và cả ý kiến bản thân mình, mọi người nên dành 1 khoảng thời gian cho Reflective work, rèn luyện như một thói quen hàng ngày, để nhìn lại kết quả công việc mình đã làm, đúc rút lại những bài học cho bản thân. Thời gian này không nhiều, nhưng quan trọng và cần phải đều đặn.
Reflective work hay “Reflective thinking” cũng là một trong những điều mình được dạy nhiều nhất gần 1 năm vừa qua tại Macquarie University, đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn về quản trị và lãnh đạo. Bạn có thể áp dụng được mindset này cả trong học tập lẫn công việc để đạt được hiệu quả cao hơn.