Bài viết chia sẻ lại những điều tâm đắc nhất trong cuốn sách mình đọc gần đây – “Học cách học” của nhóm tác giả: giáo sư Barbara Oakley, Alistair McConville và Terry Sejnowski.
Mua sách ở Tiki (affiliate link): https://quachcmo.com/hoc-cach-hoc-ref
Ngoài cuốn sách này, nhóm tác giả có một khóa học cùng tên trên Coursera, các bạn có thể xem thêm tại đây
Tại sao nên đọc cuốn sách này?
Điểm bắt đầu, có lẽ điều quan trọng đầu tiên phải là niềm tin. Niềm tin vào sự phát triển của cá nhân trong việc học tập: mọi chuyên môn chúng ta đều có thể học được. Đây là gốc rễ của vấn đề, nếu niềm tin của bạn không chắc chắn, một cách có ý thức hoặc vô thức, kiểu như “Tôi sẽ không học được đâu! Tôi không thông minh! Tôi có trí nhớ tệ lắm!!!”…. bạn sẽ “failed” ngay từ đầu.
(Bạn có thể tìm đọc thêm cuốn sách Tâm lý học thành công của giáo sư Carol Dweck tại đây)
Nhìn nhận lại việc học
Chúng ta hãy bắt đầu bằng một câu nói nổi tiếng của cố tổng thống Mỹ – Abraham Lincoln.

Tạm dịch: “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng đầu tiên để mài sắc chiếc rìu.”
Lincoln muốn nhắc đến tầm quan trọng của công tác chuẩn bị trước khi bắt tay vào làm bất cứ điều gì đó quan trọng. Gần hơn nữa, là việc học cách học.
Đã bao giờ bạn nghiêm túc dành thời gian nghiên cứu về “phương pháp học tập” của mình chưa?
Nếu câu trả lời là chưa, “Học cách học” là cuốn sách phù hợp để bắt đầu, mục tiêu của chúng ta là “Làm thế nào để học hiệu quả hơn, cho mọi môn học?“

Một số chú ý nhỏ:
Công cụ: đã là công cụ thì việc sự dụng hiệu quả hay không còn nằm ở phía người dùng, “biết – hiểu tường tận – thực hành” là một quá trình cần có sự nỗ lực và thời gian.
Quả cà chua Pomodoro: nhiều người biết đến phương pháp này – “à, lại một cuốn sách nữa viết về Pomodoro“! Bạn có chắc mình hiểu rõ về quả cà chua màu đỏ này? Là một công cụ kiểm soát thời gian theo công thức 25-5 để tạo ra sự tập trung? Vậy nó tạo ra sự tập trung như thế nào? Tập trung để làm gì? Hiệu quả như thế nào cho trí não/bộ nhớ của chúng ta?
Câu trả lời cụ thể đều có trong cuốn sách!!! Hãy cùng đi “mài rìu” thôi!!!

Để trở thành một chuyên gia – Bạn muốn trở thành người như thế nào?
- Định nghĩa về “chuyên gia”: người có hiểu biết sâu rộng hay thành thạo về một chủ đề, lĩnh vực cụ thể.
- Hãy lấy ví dụ như lái xe ô tô, chúng ta cần hiểu cách thức vận hành của tất cả các bộ phận sử dụng trên xe, sau đó là thao tác thuần thục cho đến khi việc lái xe trở thành phản xạ…để làm được tất cả những thứ trên bao gồm kiến thức và thực hành – chúng ta đều sử dụng một bộ phân quan trọng để điều khiển, đó là bộ não. Vậy bộ não cấu thành và hoạt động ra sao?
Hoạt động của não bộ
Để đơn giản và tập trung, chúng ta sẽ chia bộ não thành 2 phần chính liên quan đến trí nhớ, đó là: vỏ não và hồi mã hải (x2).
- Vỏ não: là phần chính lưu trữ lượng lớn thông tin, kiến thức dài hạn. Hầu hết các kỷ niệm, trí nhớ, kiến thức dài hạn, những gì chúng ta học sâu (như cách lái xe ô tô ở trên) đều được lưu trữ ở phần này. Đây chính là trí nhớ dài hạn.
- Hải mã hồi (mỗi người có 2 hải mã hồi): là phần thứ 2 lưu trữ trí nhớ tạm thời, hay còn gọi là trí nhớ làm việc. Những kiến thức tạm thời, thông tin không quan trọng, không thường xuyên được lặp lại…được lưu trữ ở đây. Qua thời gian, nếu không có sự ôn tập, nhắc lại, hồi tưởng thì đa phần các thông tin ở đây đều được quét dọn sạch sẽ. Đây là nguyên nhân đằng sau việc học xong quên mà chúng ta thường gặp.
- Não bộ có 2 chế độ làm việc thay phiên: Tập trung và Phân tán, ở chế độ tập trung, tế bào thân kinh tập trung vào 1 sự việc cụ thể, mang đến sự hiệu quả như ghi nhớ tốt hơn, xử lý thông tin nhanh hơn. Ở chiều người lại, ở chế độ phân tán, tế bào thân kinh ở trạng thái nghỉ ngơi hoặc xao nhãng, các thông tin khó được ghi nhớ và xử lý. Tình trạng những người học không vào, hỏi trước quên sau là do bộ não không thể tập trung, ở trạng thái phân tán khó nắm bắt được thông tin.
- Từ việc hiệu chế độ làm việc của bộ não, chúng ta có 1 giải pháp để tận dụng tốt nhất cho việc học, đó là sử dụng phương pháp học tập ngắt quãng, ví dụ như Pomodoro.
Pomodoro – Kỹ thuật tập trung
Như ở trên có để cập, để tận dụng chế độ làm việc của bộ não, tự nhiên và tốt nhất là chuyển đổi thường xuyên 2 chế độ này: tập trung và phân tán.
Pomodoro (tiếng Ý là quả cà chua): sử dụng theo công thức 25×5.
- 25 Phút tập trung hoàn toàn.
- 5 phút nghỉ ngơi thư giãn (phân tán) hoàn toàn.
Có thể coi 5ph nghỉ ngơi là phần thưởng cho quãng thời gian 25 phút tập trung.
Hãy dùng thử phương pháp này, hiệu quả công việc hay học tập của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Bạn có thể mua đồng hồ hình quả cà chua trên Tiki, hoặc cài đặt ứng dụng Pomodoro (mình dùng Pomo Timer) trên điện thoại để theo dõi, tracking quá trình làm việc của mình.
Tập luyện 1 thời gian bạn sẽ cảm thấy thoải mái và cảm nhận được hiệu quả rõ rệt với kỹ thuật này. Chiến lược tập trung là như vậy, còn nội dung học tập thì cần chia như thế nào để hiệu quả nhất? Chúng ta có thêm một kỹ thuật khác hỗ trợ việc ghi nhớ nữa là spaced repetition.
Spaced Repetition
Trong kỹ thuật ghi nhớ này, thay vì việc dành thời gian 4 tiếng để đọc hết một kiến thức đến khi ghi nhớ, chúng ta sẽ chia nhỏ ra thành nhiều phần và học tập từng phần lặp lại ngày qua ngày.
Lý do ở đây là bộ nhớ có thêm thời gian và được củng cố vững chắc hơn bằng thời gian và giấc ngủ.

Flashback
Flashback là kỹ thuật củng cố thêm hiệu quả cho Spaced Repetition. Thay vì chỉ tiếp thu thụ động bằng cách đọc lại, xem lại kiến thức cũ, chúng ta có thể dành thời gian để nhớ lại và viết xuống những kiến thức đã học. Việc nhớ lại thôi thúc bộ não làm việc, kích hoạt những liên kết synap giúp chúng trở nên vững chắc hơn.
Dựa theo phương pháp này, chúng ta có thể phát triển bằng cách học và chia sẻ, dạy lại cho người khác. Mỗi lần viết ra, chia sẻ hay dạy lại cho người khác chính là một lần chúng ta ôn tập, củng cố kiến thức của mình (cũng chính là “cho đi-nhận lại” cùng một thời điểm, bạn có nhận ra giá trị đó hay không thôi).
Chunking
Với những kiến thức khối lượng lớn thì xử lý ra sao? Như bạn biết đấy, bộ não của chúng ta có thể nhớ dễ dàng 1 vài số riêng biệt, thường 7-10 số là tối đa, khối lượng lớn hơn thì việc ghi nhớ vô cùng khó khăn. Chunking là kỹ thuật hỗ trợ ghi nhớ dễ dàng thông tin hơn bằng cách chia nhỏ. Hiểu đơn giản như hình dưới đây:

Điều này giải thích tại sao số điện thoại thường được viết tách ra? tại sao sách cần phải phân khổ, phân chương? Những công việc này đều bổ trợ cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn.
Trên đây là một số thông tin từ sách “Học cách học”. Về phần kỹ thuật áp dụng vào thực tế ra sao, mình sẽ viết lại và chia sẻ trong một bài khác.
Hay quá anh, Huế đang để phòng em, để nốt quyển sách về cà phê này em sẽ đọc!
Cuốn này/cả công thức học tập nữa, bổ sung vào phần gốc rễ, ai cũng nên đọc. Anh mới chuyển sang đọc một cuốn về Minimalism 😀
Về minimalism anh thử 2 cuốn: Essential essays hoặc Lối sống tối giản của người Nhật đi. 2 cuốn không chỉ về tối giản trong những thứ mình sở hữu mà còn là mindset về tối giản và hạnh phúc nữa, đọc về minimalism xong lại muốn đọc thêm về Zen anh ạ :)) nhưng em mua quyển Thiền của Osho về vẫn chưa đả động gì đây.