Trong tuần này, có một công cụ đáng chú ý mà mình được giới thiệu trong lớp học là Bloom’s Taxonomy. Đây được coi là một công cụ phổ biến, được các giảng viên đại học tại trường sử dụng làm thang đánh giá trong việc chấm bài thi, sản phẩm nghiên cứu của sinh viên. Mình đã từng nghe qua về khái niệm này trong một video của Dr Justin Sung. Trong bài viết này, mình sẽ trình bày lại một vài research nhỏ của mình về Bloom’s Taxonomy.
Đầu tiên là một chút về khái niệm và lịch sử
Bloom’s Taxonomy – hay còn được gọi là thang đo nhận thức Bloom, được công bố đầu tiên năm 1956 bởi giáo sư Benjamin Bloom và các cộng sự. Thực tế trước khi công bố được khái niệm này, hàng loạt các buổi hội nghị diễn ra từ năm 1949 đến 1953 với mục đích hỗ trợ thiết kế việc giảng dạy và kiểm tra. Ngoài ra, Bloom’s Taxonomy còn được công bố hoàn thiện thêm một lần nữa vào năm 2001 do nhóm giáo sư Peter Airasian và các cộng sự.
Trong phiên bản gốc đầu tiên năm 1956, Bloom’s taxonomy được mô tả dưới dạng hình ảnh như sau:

Ở trong bản sửa đổi 2001, chúng ta có một số thay đổi làm cho các nấc thang nhận thức rõ ràng hơn.
Giải thích về thang đo nhận thức Bloom

Nhớ – Remember
Trạng thái kiến thức mới được ghi nhớ lại. Thông thường chúng ta hay gọi là học thuộc lòng. Đây là kiến thức ở cấp độ tiếp thu thấp nhất, sẽ phù hợp trong trường hợp bạn sử dụng với mục đích chỉ là nhắc lại. Các kỹ thuật phổ biến có thể sử dụng phù hợp với cấp độ này là: active recall, repetition.
Hiểu – Understand
Bạn có khả năng hiểu một vấn đề, sự kiện, công thức thể hiện bằng cách giải thích lý do, cách làm qua ngôn ngữ của mình. Kỹ thuật phổ biến ở cấp độ này là Feynman technique. Trong trạng thái bạn nghĩ bạn đã học rồi nhưng chưa thể giải thích hay trình bày kiến thức qua ngôn ngữ của mình thì đơn giản là kiến thức đó vẫn chỉ nằm ở tầng Remember, bạn cần học thêm.
Áp dụng – Apply
Bạn biết cách áp dụng lý thuyết vào các trường hợp thực tế, cụ thể. Giống như việc bạn nắm được cấu trúc cách làm hay công thức chung, từ đó có thể áp dụng vào nhiều trường hợp khác tương tự. Kiến thức ở cấp độ này đặc biệt quan trọng trong cuộc sống, công việc thực tế.
Phân tích – Analyze
Là cách bạn chia nhỏ vấn đề, kiến thức ra thành các phần nhỏ và đơn giản hơn, giúp bạn hiểu kiến thức ở tầng sâu hơn, có sự liên kết với các thành tố khác liên quan.
Đánh giá – Evaluate
Cách bạn thử nghiệm và đánh giá kiến thức dựa trên các hiểu biết, nguyên lý và bằng chứng đang có. Để đánh giá được kiến thức hay một khái niệm, thông thường bạn cần nghiên cứu, tìm kiếm thêm nhiều góc nhìn khác nhau cho 1 chủ đề – ví dụ như một Theory, có nhiều tác giả định nghĩa, phân tích khác nhau. Từ đó bạn có thể thấy được sự giống và khác nhau, ưu và nhược điểm của từng quan điểm.
Sáng tạo – Create
Là các bạn sử dụng những kiến thức, thông tin để thiết lập, tạo ra lý thuyết mới. Các bạn sẽ thường thấy tầng nhận thức này được yêu cầu ở các cập độ học cao như Master hay PhD.
Tóm lại, các bạn có thể hình dung là tầng của nhận thức có mức độ tăng dần từ dưới lên, có nghĩa là Nhớ sẽ là mức độ nhận biết đầu tiên, cơ bản nhất của việc học, trong khi đó Sáng tạo sẽ nằm ở mức độ cao nhất của tầng nhận thức.
Ý nghĩa của thang đo nhận thức Bloom’s Taxonomy
Đối với người dạy
Thang đo nhận thức Bloom có thể sử dụng như một công cụ cơ sở, từ đó xây dựng thang điểm đánh giá chi tiết cho bài kiểm tra, kết quả của sinh viên.
Đơn giản như chúng ta thường thấy Marking criteria của mỗi môn học, việc xây dựng bảng đánh giá đó thông thường được xây dựng trên thang đp Bloom.
Đối với người học
Đặc biệt mình cực kỳ phân khích khi tìm hiểu về khái niệm này. Trên góc độ thi cử, các bạn có thể dựa vào Bloom để biết kỳ vọng của thầy cô/cũng như kết quả bài thi, từ đó có những hướng nghiên cứu và làm bài phù hợp.
Về dài hạn càng quan trọng hơn, thang đo Bloom hoàn toàn có thể nhìn nhận như một mindset hỗ trợ việc học tập. Bạn có thể tự đánh giá và theo dõi một kiến thức mới, biết mức độ nhận thức của mình đang ở cấp độ nào. Chúng ta rất hay gặp trường hợp, học rồi mà sao không dùng được, giờ thì mình có thể sử dụng thang đo Bloom để giải thích rằng, việc học kiến thức đó của mình chỉ đang dừng lại ở 1 vài tầng thấp nhất.
Khi việc đánh giá hiệu quả, bạn có thể có cơ sở để thay đổi hoàn toàn về kiến thức nền tảng của mình – một trong những yếu tố có thể giúp bạn bứt phá lên mức độ chuyên môn xuất sắc sau này.
Một ý tưởng khác đến từ Dr Justin Sung, đó là thay đổi cách đặt mục tiêu học tập ngay từ đầu dưa trên thang đo Bloom. Thay vì mục tiêu thông thường mà chúng ta vẫn thường sử dụng là phải nhớ và hiểu được kiến thức, Dr Justin đề xuất việc chuyển mục tiêu lên tầng cao hơn của nhận thức, là chuyển sang mục tiêu phân tích đánh giá và áp dụng lý thuyết. Khi một kiên thức được phân tích logic và evaluate rõ ràng, kiến thức đó tự động có thể đạt được ở mức độ nhận thức thấp hơn – là nhớ và hiệu. Việc này có thể ví von như câu nói: “Shoot for the moon. Even if you miss, you’ll land among the stars.”
Các bạn có thể tham khảo thêm: