Viết nhật ký – Keep a journal

Ý tưởng “viết nhật ký” xuất phát từ một lớp học của mình – “Learning to be a leader”. Khi research sâu hơn, mình mới thấy đây là một hoạt động được khuyến khích trong rất nhiều lĩnh vực như đào tạo, tâm lý học hay kinh doanh. Vậy, vì sao nên “viết nhật ký”?

Từ góc nhìn tâm lý học

Qua những bài viết về tâm lý học, mình được biết việc viết nhật ký là một hoạt động được khuyến khích dành cho các bạn tuổi thanh thiếu niên (ở độ tuổi rất nhiều tâm sự). Các bạn thường suy nghĩ quá nhiều dẫn tới stress, và kết quả thường là không có hướng giải quyết. Viết nhật ký là cách để các bạn giãi bày tâm sự, bằng chữ nghĩa, thể hiện những suy nghĩ một cách chủ động và rõ ràng, đặc biệt trong điều kiện không sợ bị phán xét. Kết quả là người viết sẽ tránh được cảm giác stress, overwhelming.

Từ góc nhìn học tập

Khi “lãnh đạo” dứng dưới góc độ như là một kỹ năng có thể học tập, thì “viết nhật ký” chính là công cụ để hỗ trợ việc tự học, tự rèn luyện kỹ năng đó. Trước khi bàn sâu thêm về công cụ này, chúng ta có thể hình dung về quá trình để trở nên xuất sắc ở một kỹ năng như sau.

Để đơn giản hóa, mình đã chia quá trình phát triển một kỹ năng thành 4 cộc mốc, bắt đầu với trường hợp phổ thông như một sinh viên mới ra trường, bắt đầu đi làm:

  • Basic – Cơ bản: đáp ứng đủ cho công việc. Cột mốc này của bạn nhân viên mới sẽ nằm ở trong khoảng 3 đến 6 tháng. Ở trình độ basic, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, cũng như sai xót trong công việc, thế nhưng ở mặt tích cực, giai đoạn này bạn sẽ học được nhiều nhất.
  • Intermediate – Trung cấp: đây là giai đoạn dần hoàn thiện kỹ năng. Như ví dụ ở trên, cột mốc này sẽ mất khoảng 1-2 năm. Bạn vẫn có thể mắc phải sai sót, nhưng không nhiều. Ở mặt tiêu cực, “đà học tập” trong giai đoạn này sẽ dần chững lại khi các kỹ năng, thử thách mới không còn nhiều. Hầu hết mọi người đều có thể đạt được cột mốc này trong công việc.
  • Advanced – Nâng cao: giai đoạn “chín muồi”. Bạn thành thạo trong kỹ năng của mình, có khả năng thực hiện công việc một cách xuất sắc. Ngoài ra, bạn còn có thể training lại cho các bạn ở giai đoạn phía dưới (basic và intermediate). Thông thường sẽ mất 3-5 năm cho cột mốc này. Các vị trí thường thấy trong công ty có thể là trưởng phòng hoặc trưởng nhóm. Cột mốc này cũng không quá khó để đạt được nếu bạn cố gắng. Nhiều trường hợp có bạn sẽ chọn nhảy sang một lĩnh vực hay công việc khác, cần có những kỹ năng mới vì cảm thấy không còn nhiều thử thách ở cột mốc này.
  • Expert – Chuyên gia: cột mốc không dành cho số đông, thường mất khoảng 5 năm hoặc nhiều hơn. Trong một lĩnh vực nhất định, bạn sẽ thấy một vài người nổi trội và chúng ta hay gọi là chuyên gia (xin không bàn tới chuyên gia tự phong). Đây là những người có am hiểu đặc biệt về một lĩnh vực, có khả năng đào tạo lại các bạn ở tầng Advanced. Chúng ta thường thấy họ xuất hiện ở lĩnh vực đào tạo, vì nhiều người biết tới, trong một số trường hợp khác là những người thầm lặng, không thích phô trương, làm việc ở các công ty hay tập đoàn lớn.

Câu hỏi mình băn khoăn là, làm cách nào để tiếp tục phát triển từ cột mốc Advanced sang Expert? Một số câu trả lời logic mình tìm được đó là:

  • Foundation – nền tảng
  • Deliberately practice – thực hành kỹ lưỡng
  • Seeking Feedback and Improvement – Tìm kiếm phản hồi và nâng cấp

Mình sẽ đi sâu vào 3 yếu tố này trong một bài viết khác.

Sau 60 ngày thực hành viết nhật ký, mình cho rằng công cụ này hỗ trợ nhiều nhất cho yếu tố số 2 và 3.

Về khía cạnh “Deliberately Practice”

Một trong những nội dung quan trọng trong việc viết nhật ký là ghi lại những sự kiện vừa diễn ra qua góc nhìn của mình. Chính yêu cầu này đòi hỏi ngược lại người viết phải học cách quan sát, nhìn nhận tỉ mỉ các vấn đề, sự kiện. Điều này dẫn tới yêu cầu bạn phải thực hành một cách có chủ đích – yếu tố số 2.

Về “Seeking Feedback and Improvement”

Trong quá trình viết, bạn có cơ hội hồi tưởng, nhìn nhận sự việc theo một góc nhìn mới, khách quan hơn. Chính quá trình này tạo ra những phản hồi cần thiết cho việc phát triển kỹ năng. Khi viết, chúng ta cũng có thể đóng ở vai trò ngôi thứ 3, đánh giá và đưa ra ý tưởng mới, đề xuất giải pháp tốt hơn.

Điều thú vị thứ nhất là, quá trình ghi nhận, tự phản hồi bằng cách viết nhật ký không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài (như thầy cô, trường lớp), điều này có nghĩa là nó mang nghĩa chủ động, dễ dàng thực hiện trong thời gian dài.

Điều thứ hai, viết nhật ký có thể diễn ra như một thói quen theo ngày, tức là vòng lặp của ghi nhận, phản hồi, phát triển rất ngắn. Điều này tận dụng được hiệu ứng compound effect – Bạn chỉ cần tốt hơn 1% mỗi ngày, bạn sẽ giỏi hơn 38 lần sau một năm.

Điều thứ ba, đó là việc phát triển hướng đến một phiên bản tự hoàn thiện. Viết nhật ký có thể coi là hoạt động theo những nguyên tắc của việc tự học, phát triển kỹ năng phù hợp với bản thân theo cách của riêng mình. Điều này dẫn tới việc tránh được những hướng phát triển sai lệch, không phù hợp với bản thân. Bạn có thể hình dung như việc theo đuổi 1 hình ảnh lý tưởng bên ngoài mà bạn thấy ngưỡng mộ với việc quan sát bản thân từng ngày, thử và sai để đạt được một phiên bản tốt hơn – tạm gọi là phiên bản tự hoàn thiện.

Qua phân tích trên, mọi người có thể hình dung rằng, việc viết nhật ký là một công cụ phát triển bản thân rất tốt, không chỉ trong lĩnh vực lãnh đạo mà còn có thể áp dụng cho rất nhiều kỹ năng chuyên môn khác nữa.

Mình sẽ để thêm bên dưới một số nguồn đáng tin cậy nói về tầm quan trọng của việc viết nhật ký hàng ngày để các bạn có thể tham khảo.

5/5 - (1 vote)
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments